Kiểu boolean.
-Kiểu boolean trong PHP là một kiểu dữ liệu mà giá trị của nó chỉ tồn tại 2 giá trị TRUE,FALSE (có thể viết hoa, thường cũng được).
VD:
<?php
$is_Male = true;
?>
Kiểu chuỗi.
-Kiểu chuỗi trong PHP tồn tại ở hai dạng là String và Char. Để khai báo chuỗi thì giá trị của chuỗi phải được đặt trong cặp dấu ngoặc '
hoặc "
.
VD:
<?php
$string = 'toidicode.com';
$string = "toidicode.com";
$string = toidicode.com;
?>
-Riêng đối với chuỗi, trong PHP có cung cấp cho chúng ta hàm is_string()
kiểm tra xem phần tử có phải chuỗi hay không. Hàm này kết quả sẽ trả về TRUE
nếu đúng và FALSE
nếu sai.
VD:
<?php
$a = 'toidicode.com';
$b = 95;
is_string($a);
is_string($b);
?>
Kiểu mảng.
-Kiểu mảng hay còn gọi là array trong PHP là một danh sách các phần tử có cùng, hoặc không cùng kiểu dữ liệu. Nó gồm có 2 loại mảng là mảng một chiều và mảng đa chiều và trong mỗi loại mảng đó nó lại phân ra thành mảng tuần tự và mảng bất tuần tự. Và để truy xuất phần tử trong mảng thì chúng ta cần phải dự vào vị trí của nó.
Khai báo mảng
-Để khai báo mảng trong PHP chúng ta có 2 cách khởi tạo:
+Cách 1:
<?php
$array = array();
?>
+Cách 2 (Đối với PHP>=5.4):
<?php
$array = [];
?>
-Bên cạnh đó các bạn cũng có thể khai báo kèm thêm với giá trị của mảng tương ứng với 2 cách trên.
<?php
$array = array('giá trị 1', 'giá trị 2');
?>
hoặc
<?php
$array = ['giá trị 1', 'giá trị 2'];
?>
Hiển thị mảng.
-Trong PHP có cung cấp cho chúng ta hàm print_r()
để in ra tất cả các phần tử và vị trí của nó trong mảng.
VD: Mình sẽ khởi tạo một mảng $ten gồm 3 tên Tài, Tuấn, Hà và đồng thời cho in ra giá trị của các mảng luôn.
<?php
$ten = array('Tài', 'Tuấn', 'Hà');
print_r($ten);
?>
Khi chạy hàm trên lên thì các bạn sẽ thấy.
Array ( [a] => Tài [0] => Tuấn [1] => Hà ) |
-Nhìn vào kết quả trên các bạn cũng đã thấy được vị trí của mảng sẽ bắt đầu từ 0 cho đến n đúng không (chú ý: chỉ áp dụng với mảng tuần tự).
Giờ nếu muốn in ra một phần tử thì các bạn sẽ phải dựa vào vị trí của phần tử đó.
VD:
<?php
$ten = array('Tài', 'Tuấn', 'Hà');
echo $ten[0];
echo $ten[1];
echo $ten[2];
?>
Thêm phần tử vào mảng.
-Để thêm phần tử vào mảng các bạn làm theo cú pháp:
$TenMang['key'] = 'value';
Trong Đó:
- Tenmang: Là tên của mảng.
- Key: là key của mảng, nếu không điền thì php sẽ tự thêm vào cuối mảng.
- Value: là giá trị phần tử.
<?php
$arr = array('Toi', 'di');
$arr[2] = code;
?>
hoặc
<?php
$arr = array('Toi', 'di');
$arr[] = code;
?>
Sửa phần tử trong mảng
-Về bản chất thì mảng là một biến nên đương nhiên các bạn có thể chỉnh sửa được. Và để sửa được nó thì bạn cần truy cập vào biến mảng đó giống như hiển thị mảng.
Cú Pháp:
<?php
$mang['index'] = 'giá trị mới';
?>
Trong đó:
- mang: Là tên của mảng.
- index: là key của mảng, nếu không điền thì php sẽ tự thêm vào cuối mảng.
- giá trị mới: là giá trị phần tử.
Mảng bất tuần tự
-Đây là một loại mảng mà có key('Khóa') không theo một tuần tự nào có thể là số, có thể là chữ. Mọi truy vấn cũng giống như mảng tuần tự:
<?php
$mang = [];
$mang[] = 'giá trị';
$mang['key'] = 'giá trị';
$mang['key'] = 'giá trị mới';
?>
Mảng một chiều
-Phần trên kiến thức về mảng một chiều và mình xin tóm gọn nó bằng hình ảnh sau:
Mảng nhiều chiều
Mảng nhiều chiều(hay mảng đa chiều) thực ra là mảng một chiều mà phần tử của nó là các mảng một chiều hoặc nhiều chiều khác.
Kiểu NULL.
Đây là một kiểu dữ liệu rỗng. Khi khai báo biến kiểu này bộ nhớ sẽ tiếp nhận tên biến mà không tốn thêm bất kỳ một ô nhớ nào.
VD:
<?php
$a = null;
?>
Kiểu Object.
-Kiểu dữ liệu này mình chỉ nêu tên cho các bạn biết thôi, còn về cách khai báo hay sử dụng nó thì mình sẽ nói thêm ở series PHP hướng đối tượng.
Ép kiểu.
-Phần trên mình đã giới thiệu với mọi người về cách khai báo cũng như hoạt động của nó. Bây giờ Mình sẽ giới thiệu với mọi người cách ép kiểu trong PHP.
Để ép kiểu trong PHP mọi người sử dụng cú pháp:
<?php
$bienMoi = (kieudulieu) $bien;
?>
Trong đó:
- $bienMoi: là biến mới chứa dữ liệu sau khi đã ép.
- $kieudulieu: là một trong các kiểu dữ liệu mình nêu ở trên.
- $bien: là biến mà bạn muốn ép kiểu (có thể là dữ liệu sẵn).
VD:
<?php
$a = 9;
$b = (string) $a;
?>
-Để kiểm tra xem dữ liệu đang ở kiểu nào các bạn có thể dùng hàm var_dump();